image banner
Chỉ thị về công tác thi đua, khen thưởng
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 241

Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành mục tiêu của Kế hoạch 05 năm 2021 - 2026, góp phần triển khai các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030. Ngành Thông tin và Truyền thông tiếp tục nêu cao tinh thần quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phát động phong trào thi đua hiệu quả, thiết thực

Đ kế thừa, phát huy các kết quả đạt được của năm 2022, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Chỉ thị số 3/CT-BTTTT ngày 16/12/2022 về công tác thi đua, khen thưởng năm 2023, để phát động phong trào thi đua năm 2023 với chủ đề “Toàn ngành Thông tin và Truyền thông tiếp tục thi đua đổi mới, sáng tạo, đi đầu thực hiện chuyển đổi số để phát triển bền vững”. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và để phong trào thi đua ngành Thông tin và Truyền thông đạt hiệu quả tích cực, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Ngành thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 73/CT-BTTTT ngày 25/10/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và Kế hoạch 05 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa Cấp ủy Đảng, chi bộ, chính quyền và các đoàn thể của cơ quan, đơn vị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, làm cho phong trào thi đua phát triển sâu rộng, hiệu quả, thiết thực; là động lực phát triển góp phần tích cực vào việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2023.

Các phong trào thi đua phải được tổ chức hiệu quả, thiết thực với hình thức phong phú, nội dung cụ thể theo chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” do Thủ tướng Chính phủ phát động tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X và các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025, “Cử nước chung tay vĩ người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cán bộ, công chức, viên chức thỉ đua thực hiện văn hóa công sở”, “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phi”. Tiếp tục phát huy 10 chữ vàng truyền thống tốt đẹp của ngành Thông tin và Truyền thông “Trung thành, Dũng cảm, Tận tụy, Sáng tạo, Nghĩa tình” và phương châm hành động “Làm gương, Kỷ cương, Trọng tâm, Bứt phá”, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương xây dựng Kể hoạch hành động và quyết tâm hoàn thành tốt kế hoạch đề ra; nổ lực phấn đấu với tinh thần “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển ”, thực hiện quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép ” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”. Đồng thời, củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp, tạo nền tảng vững chắc để đất nước phát triển nhanh và bền vững; trong đó, chú trọng các sáng kiến, thực hành về tăng trưởng xanh và kinh tế xanh dựa trên nền tảng số, kinh tế số, xã hội số.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thi đua thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện để xây dựng, phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. Tăng cường phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo điều kiện để các điển hình tiên tiến tiếp tục phát huy, đóng góp tích cực hơn nữa cho phong trào thi đua, yêu nước. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Ngành cần xây dựng kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, xây dựng các mô hình mới, nhân tố mới điển hình. Các cơ quan báo chí tăng thời lượng, mở chuyên trang, chuyên mục, đẩy mạnh tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua để biểu dương, tôn vinh, tạo sức lan tỏa trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp toàn Ngành. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng, đảm bảo khen thưởng chính xác, công khai. Động viên, khuyến khích phát triển những nhân tố mới. Chú trọng khen thưởng người lao động trực tiếp, khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề đối với từng lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin đối với công tác thi đua, khen thưởng.

Ngoài ra, cần tăng cường việc đôn đốc, kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua thường xuyên, phong trào thi đua theo chuyên đề, đột xuất; lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp. Củng cố, kiện toàn bộ máy về thi đua khen thưởng, bảo đảm ổn định để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cụm, khối thi đua.

Các mục tiêu thi đua trọng tâm năm 2023

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Ngành hưởng ứng và tổ chức triển khai thực hiện sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Trong đó, cần tập trung phấn đấu hoàn thành tốt 08 lĩnh vực trọng tâm của Ngành. Về bưu chính, dịch vụ bưu chính hiện nay đã được mở rộng theo hướng là kênh chuyển phát hàng hóa cho thương mại điện tử và được ví như huyết mạch của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh thiên tai, thảm họa, dịch bệnh Covid-19. Ngành Thông tin và Truyền thông tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách đế phát triển toàn diện và dài hạn với hệ thống các quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ, cũng như cách thức, biện pháp để hiện thực hóa vai trò, vị trí và tầm quan trọng của bưu chính trong thời đại số hiện nay. Tiếp tục xây dựng cổng dữ liệu bưu chính. Triển khai kế hoạch hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Nghiên cứu xây dựng Luật Bưu chính sửa đổi; tổ chức Diễn đàn hợp tác và phát triển bưu chính Việt Nam 2023.

Về lĩnh vực viễn thông, nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung các hành lang pháp lý về viễn thông, quy hoạch, quy định về quản lý, sử dụng kho số viễn thông đảm bảo phù hợp với thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay và xu thế phát triển mới trên thế giới. Triển khai chương trình thúc đẩy phát triển điện toán đám mây ở Việt Nam, tuyến cáp quang biển do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ. Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng điện thoại thông minh, phối hợp và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai kế hoạch dừng công nghệ di động 2G theo lộ trình, tăng cường triển khai phủ sóng 4G, triển khai 5G. Hoàn thành việc phủ sóng các thôn, bản lõm sóng băng rộng di động. Thúc đẩy phát triển hạ tầng băng rộng cố định, tăng cường phát triến thuê bao băng rộng cố định FTTH tới hộ gia đình; đảm bảo cung cấp dịch vụ truy cập Internet băng thông rộng tốc độ cao được phổ cập tới các cơ quan, tổ chức, bệnh viện, trường học. Tổ chức triển khai hiệu quả việc đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông. Xử lý triệt để tình trạng SIM có thông tin không đúng quy định, SIM không chính chủ; tiếp tục chủ động, tích cực hạn chế tối đa tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức


của người dân và doanh nghiệp về các rủi ro khi sử dụng SIM rác, phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Thúc đẩy triển khai Mobile Money, tổng kết đánh giá 02 năm thí điểm và đề xuất lộ trình tiếp theo; triển khai các chương trình thanh tra, kiểm tra, giám sát về hàng hoá chuyên ngành, chất lượng dịch vụ viễn thông, sử dụng tài nguyên viễn thông.

Về lĩnh vực Chính phủ số và Chuyển đổi số quốc gia, triển khai các giải pháp để hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc, thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Phát triển các Nền tảng số chủ lực, triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng. Tổ chức triển khai hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực các hoạt động, sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia; tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung, mô hình chuyển đối số của các bộ, ngành, địa phương.

Về lĩnh vực an toàn thông tin mạng, xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Hướng dẫn phát triển Đội ứng cứu sự cố cho một số lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng; xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ trưởng thành đội ứng cứu sự cố. Phát triển Nền tảng hỗ trợ điều tra số; tổ chức diễn tập thực chiến quốc gia; Chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin; Chương trình đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cơ bản; Chiến dịch làm sạch mã độc không gian mạng 2024; sự kiện Vietnam Security Summit 2023; Hội thảo và triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2023.

Về lĩnh vực kinh tế số, xã hội số (KTS, XHS), tập trung làm điển hình thúc đẩy KTS, XHS ở một số địa phương; khảo sát, đánh giá hiệu quả triển khai thực tế đối với hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp SME; triển khai các khóa đào tạo, tập huấn về kỹ năng số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp; tăng cường đội ngũ mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp. Xây dựng cơ sở dữ liệu theo dõi sự phát triển kinh tế số, xã hội số quốc gia, xây dựng diễn đàn kết nối chuyên gia, nhà khoa học với cá nhân, tổ chức nhằm gắn kết sức mạnh tri thức để thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số. Triển khai Chương trình thúc đẩy chuyển đổi số các doanh nghiệp lớn và các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch điện tử.

Về lĩnh vực Công nghiệp ICT, xây dựng các văn bản chỉ đạo, điều hành, nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa thiết bị mạng 5G. Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; phát triển 02 khu CNTT tập trung tại các Vùng kinh tế trọng điểm. Xây dựng thương hiệu ngành công nghiệp ICT, Make in Vietnam, Chương trình sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt. Tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số và các hoạt động liên quan đến Ngày Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 12/12.

Về lĩnh vực báo chí, truyền thông, xây dựng các văn bản pháp luật; xử lý tình trạng “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” Trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” Mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa báo chí”; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động báo chí. Hỗ trợ, dẫn dắt, thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số báo chí; đẩy mạnh công tác chỉ đạo, định hướng thông tin tuyên truyền đối với các cơ quan báo nói, báo hình trên cả nước, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động của các Đài phát thanh, truyền hình, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình, để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng. Tiếp tục thúc đẩy phát triển nền tảng truyền hình số quốc gia, phát sóng số quốc gia theo kế hoạch được phê duyệt; hỗ trợ chuyến đổi số đối với lĩnh vực phát thanh, truyền hình. Rà quét, ngăn chặn kịp thời các thông tin xấu, độc, sai sự thật trên mạng xã hội, nhất là các mạng xã hội xuyên biên giới, kiên quyết, kiên trì đấu tranh, yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới tuân thủ pháp luật Việt Nam về quản lý nội dung, quảng cáo, đóng thuế. Nâng tỷ lệ ngăn chặn gỡ bỏ thông tin xấu độc trên các nền tảng xuyên biên giới đạt trên 90%.

Về lĩnh vực xuất bản, xây dựng Chỉ thị về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản làm cơ sở cho xây dựng Luật Xuất bản và triển khai các giải pháp quản lý. Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai và Hội sách chào mừng; Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 6. Xây dựng Đề án phát triển Nhà xuất bản trọng điểm. Tổ chức triển lãm sách kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Xây dựng Bộ chuẩn hóa quy định về nghề in theo xu hướng phù hợp với Cách mạng công nghiệp 4.0 và Cổng thông tin ngành in.

Xuân Hiến






Thống kê truy cập
  • Đang online: 15
  • Hôm nay: 447
  • Trong tuần: 4,935
  • Tất cả: 93,042