Đến năm 2030, Bình Dương thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện.
Ngày 3/8/2024, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quy hoạch, đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông, đến năm 2030, Bình Dương thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện. Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông đồng bộ, công nghệ hiện đại theo định hướng chia sẻ dùng chung, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và thử nghiệm các công nghệ số mới, mô hình mới.
Phương hướng phát triển thông tin, truyền thông
Theo mục tiêu tổng quát của Quy hoạch, đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực Đông Nam Á; dẫn đầu về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trung tâm công nghiệp dịch vụ hiện đại; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái được bảo vệ. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xây dựng xã hội phồn vinh, văn minh hiện đại; bảo đảm quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương trở thành trung tâm đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao; người dân được hưởng thụ chất lượng cuộc sống cao, có mức thu nhập tương đương các nước phát triển.
Cùng với Quy hoạch chung của tỉnh Bình Dương, phương hướng phát triển thông tin, truyền thông đến năm 2030, Bình Dương thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện, đảm bảo an toàn thông tin. Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông đồng bộ, công nghệ hiện đại theo định hướng chia sẻ dùng chung, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và thử nghiệm các công nghệ số mới, mô hình mới. Ứng dụng công nghệ số mới vào cải cách thủ tục hành chính; xây dựng đô thị thông minh và chuyển đổi toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế số, xã hội số và chính quyền số. Phát triển kinh tế số, hình thành các khu công nghệ thông tin tập trung, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm phần mềm, nội dung số, sản phẩm điện tử, chíp bán dẫn, các sản phẩm Internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo, an toàn, an ninh mạng, dữ liệu lớn, trung tâm dữ liệu, nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm các sản phẩm công nghệ số mới. Phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng số lượng và chất lượng cho công nghiệp công nghệ thông tin, chip bán dẫn. Phát triển mạng lưới báo chí, truyền thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu thông tin của người dân và phù hợp với xu thế phát triển.
Phương án phát triển hạ tầng thông tin, truyền thông
Để đảm bảo phát triển hạ tầng thông tin, truyền thông được đồng bộ theo Quy hoạch chung của tỉnh Bình Dương, Quy hoạch đề ra các phương án phát triển như ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Đến năm 2030, Bình Dương thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện. Hoàn thiện nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu của tỉnh đến 100% các cơ quan chính quyền các cấp.
Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông đồng bộ, công nghệ hiện đại theo định hướng chia sẻ dùng chung. Hình thành các khu công nghệ thông tin tập trung gắn chặt với sự mở rộng, ứng dụng khoa học công nghệ, góp phần xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo của tỉnh Bình Dương. Phát triển hạ tầng bưu chính theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số, đặc biệt là thương mại điện tử. Xây dựng trung tâm bưu chính vùng 11 phục vụ cho 04 tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đắk Nông và Tây Ninh.
Từng bước ngầm hóa hạ tầng viễn thông, đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị. Xây dựng, nâng cấp và phát triển mới cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng đảm bảo hiện đại, an toàn, dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ dịch vụ khắp toàn tỉnh phục vụ chuyển đổi số, kinh tế số, chính quyền số. Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới toàn diện lĩnh vực báo chí, phát thanh truyền hình, hình thành các nền tảng số trên môi trường mạng. Sử dụng các nền tảng công nghệ số đảm bảo người dân tiếp cận nhanh chóng và đầy đủ thông tin. Chú trọng phát triển các loại hình thông tin điện tử, tăng cường quản lý trên nền tảng số.
Phụ lục XIV
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-TTg ngày tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
|
Danh mục
|
Phương án dự kiến
|
|
|
|
I
|
Bưu chính
|
|
|
Trung tâm bưu chính
|
Xây dựng trung tâm bưu chính vùng 11
|
|
II
|
Viễn thông - hạ tầng số
|
|
1
|
Xây dựng tuyến truyền dẫn liên tỉnh
|
Cải tạo, nâng cấp tuyến truyền dẫn liên tỉnh
|
|
2
|
Phát triển hạ tầng mạng 5G
|
Đầu tư, phát triển mới trạm 5G trên địa bàn tỉnh Bình Dương; ưu tiên triển khai 5G các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phục vụ cho doanh nghiệp, sản xuất thông minh
|
|
3
|
Ngầm hóa hạ tầng mạng cáp viễn thông
|
Đầu tư ngầm hóa mạng cáp tại các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị phát triển mới
|
|
4
|
Phát triển hạ tầng IoT
|
Phát triển IoT các lĩnh vực trọng điểm như giao thông thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, công nghiệp thông minh và môi trường thông minh; đến năm 2030 phát triển khoảng 1.000.000 thiết bị IoT
|
|
5
|
Phát triển các nền tảng về AI, Cloud
|
Phát triển và ứng dụng các nền tảng AI, Cloud phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao và cải thiện chất lượng dịch vụ thông tin
|
|
III
|
Chuyển đổi số, an toàn an ninh thông tin, công nghiệp công nghệ thông tin
|
|
1
|
Phát triển chính quyền số
|
Phát triển nền tảng số, dữ liệu số, ứng dụng và dịch vụ số, hạ tầng phục vụ chính quyền số
|
|
Phát triển các ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ chuyên ngành và hoạt động nội bộ cho toàn bộ các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, cấp xã phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành, gắn với sử dụng CNTT là bắt buộc trong tác nghiệp các cơ quan nhà nước để hình thành các dữ liệu số
|
|
Triển khai Nền tảng khai phá dữ liệu giúp xử lý và khai phá dữ liệu chuyên ngành có tại kho dữ liệu dùng chung hướng đến việc hình thành, lưu trữ dữ liệu phục vụ báo cáo thống kê, mô phỏng, dự đoán
|
|
Triển khai Nền tảng AI cung cấp các tính năng và dịch vụ nền tảng liên quan máy học, trí thông minh nhân tạo phục vụ phân tích, đánh giá và cung cấp thông tin dựa trên cơ sở các dữ liệu lớn; hỗ trợ tương tác thông qua hình thức nhận dạng con người như ngôn ngữ tự nhiên và tiếng nói
|
|
Chuyển đổi sang sử dụng giao thức internet thế hệ mới (IPv6) cho các hệ thống thông tin của tỉnh
|
|
2
|
Xây dựng đô thị thông minh tỉnh Bình Dương
|
Triển khai rộng rãi đô thị thông minh tại trung tâm các huyện trên địa bàn tỉnh
|
|
Hoàn thiện trung tâm điều hành thành phố thông minh Bình Dương làm trụ sở triển khai các hạng mục ứng dụng CNTT dùng chung và các dịch vụ điều hành của đô thị thông minh phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
|
|
Triển khai các giải pháp giao thông thông minh cung cấp dữ liệu thông tin cho trung tâm điều hành, kho dữ liệu của tỉnh
|
|
Tích hợp, mở rộng hệ thống camera giám sát an toàn thông tin và an toàn giao thông phục vụ thành phố thông minh
|
|
Xây dựng các hệ thống thông minh cung cấp các dịch vụ an toàn, dịch vụ đô thị thông minh cho người dân; xây dựng chính quyền thông minh trong việc ra quyết định về quy hoạch kiến trúc, giao thông, đô thị, y tế, môi trường và tương tác thông tin với người dân
|
|
3
|
Phát triển kinh tế số
|
Hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số
|
|
Triển khai chương trình hỗ trợ hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi số, làm kinh tế số
|
|
Hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, logistics, thương mại điện tử xuyên biên giới
|
|
Ưu tiên phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực: tài nguyên và môi trường, nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng, thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải, du lịch.
|
|
Đầu tư, nâng cấp, mở rộng trung tâm dữ liệu, trung tâm dữ liệu quy mô lớn phục vụ khu vực Đông Nam Bộ và quốc tế
|
|
4
|
Phát triển xã hội số
|
Đào tạo, hướng dẫn, phổ cập thông tin, kỹ năng số cho người dân
|
|
Phát triển danh tính số và hệ thống định danh, xác thực điện tử
|
|
Ưu tiên triển khai chuyển đổi số tại các ngành, lĩnh vực trọng điểm như giáo dục, y tế
|
|
5
|
Đảm bảo an toàn an ninh thông tin
|
Duy trì, vận hành Trung tâm Giám sát an toàn, an ninh mạng tập trung (SOC); phát triển các hệ thống bảo đảm an toàn thông tin của các sở, ngành, địa phương
|
|
Rà soát, tăng cường đầu tư trang thiết bị và thuê dịch vụ chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống mã độc theo mô hình tập trung
|
|
6
|
Xây dựng các khu công nghệ thông tin tập trung tỉnh Bình Dương
|
Xây dựng các khu công nghệ thông tin tập trung, phát triển khu khoa học công nghệ, trung tâm đổi mới sáng tạo với tổng diện tích trên 300 ha tại 5 thành phố, huyện Bàu Bàng và một số khu vực có tiềm năng …
|
|
Thu hút đầu tư chíp bán dẫn, thiết kế vi mạch bán dẫn, công nghệ phần mềm, nội dung số, an toàn, an ninh mạng, nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm các sản phẩm công nghệ số mới, chú trọng AI, IoT, BigData, Blockchain
|
|
7
|
Đầu tư mới, nâng cấp, mở rộng trung tâm dữ liệu, trung tâm dữ liệu quy mô lớn
|
Xây dựng, nâng cấp, mở rộng một số trung tâm dữ liệu tại các thành phố: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên; các huyện: Bàu Bàng, Phú Giáo
|
|
8
|
Đào tạo, bồi dưỡng; nguồn nhân lực chất lượng cao
|
Đào tạo nguồn nhân lực chíp bán dẫn, thiết kế vi mạch, công nghệ số, công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, cơ khí và tự động hóa … phục vụ cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, chuyển đổi số toàn diện
|
|
Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số, công nghệ số, chíp bán dẫn, điện tử … cho người lao động tại các xí nghiệp, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp
|
|
Chính sách thu hút, phát triển nguồn nhân lực số chất lượng cao (các chuyên gia, nhà khoa học).
|
|
IV
|
Báo chí truyền thông
|
|
1
|
Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số xây dựng cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện
|
Tại các cơ quan báo chí (Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình, Tạp chí Văn nghệ Bình Dương)
|
|
2
|
Truyền thông, quảng bá hình ảnh Bình Dương và giám sát thông tin về tỉnh trên môi trường mạng
|
Triển khai tại 2 cấp là cấp tỉnh (Sở ngành) và cấp huyện
|
|
3
|
Số hóa hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương
|
Các đơn vị thực hiện nhiệm vụ thông tin cơ sở
|
|
XH.
|
|
Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024
-
Đang online:
0
-
Hôm nay:
1
-
Trong tuần:
0
-
Tất cả:
0
|
|