image banner
Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 987

Ngày 04 tháng 01 năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định số 19/QĐ-STTTT về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của đơn vị.

Theo đó, Quy chế này quy định thực hiện dân chủ trong hoạt động của Sở Thông tin và Truyền thông, bao gồm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan về thực hiện dân chủ; những việc phải công khai để công chức, viên chức, người lao động biết; những việc công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến, người đứng đầu cơ quan quyết định; những việc công chức, viên chức, người lao động giám sát, kiểm tra.

Cụ thể, người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị thống nhất chủ trương, xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị công chức, viên chức, người lao động hoặc tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến để công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định về việc bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị; công khai việc thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của công chức, viên chức, người lao động; phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết của Hội nghị công chức, viên chức, người lao động; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết; thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.

anh tin bai

Công chức, viên chức, Người lao động Sở TT&TT bỏ phiếu bầu Thanh tra nhân dân

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai các nội dung theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ cở. Các hình thức công khai thông tin bao gồm niêm yết thông tin; thông báo qua hệ thống thông tin nội bộ hoặc đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; bằng văn bản; qua người phụ trách các bộ phận của cơ quan, đơn vị; bằng văn bản đến tổ chức đảng, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị; các hình thức khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị. Nội dung thông tin phải được công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về nội dung cần công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Công chức, viên chức, Người lao động được tham gia đóng góp các ý kiến trực tiếp hoặc qua phiếu lấy ý kiến về các chủ trương, chính sách của cơ quan, đơn vị; kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà tập thể công chức, viên chức, người lao động đã bàn và quyết định; giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện chính sách, pháp luật của người đứng đầu, ban lãnh đạo, người có thẩm quyền của cơ quan, đơn vị, hành vi hành chính của người thực thi công vụ, nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị; trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật, thực hành tiết kiệm; phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.

Việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức, người lao động và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan. Góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh và đội ngũ công chức, viên chức, người lao động có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, thực hành tiết kiệm; phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.

Tải văn bản tại đây .singed.pdf.

Xuân Hiến – Văn phòng Sở.

Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024
  • Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024
1 

Danh sách tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí

image advertisement







Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0