Kế hoạch phòng chống tham nhũng năm 2022 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 2436

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 1889/TTCP-KHTH ngày 26/10/2021 của Thanh tra Chính phủ về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2022; Kế hoạch số 6393/KH-UBND ngày 10/12/2021 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022; Sở Thông Tin và Truyền thông xây dựng Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2022 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai có hiệu quả Luật PCTN, các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập và các quy định khác có liên quan. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến quán triệt và giáo dục pháp luật về PCTN đến tất cả công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò trách nhiêm; tiếp tục tăng cường vai trò trách nhiệm của người đứng đầu; từng bước ngăn chặn, đẩy lùi  những hạn chế yếu kém, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

- Xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; xây dựng, củng cố đội ngũ công chức, viên chức và người lao động có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

2. Yêu cầu

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về công tác PCTN theo kế hoạch số 4051/KH-UBND ngày 14/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 hóa X “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí”; Kế hoạch số 10-KH/TU ngày 02/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện xử lý tham nhũng ….

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN nhằm phát hiện các hành vi tham nhũng, kịp thời xử lý theo đúng quy định của pháp luật, ngăn chặn kịp thời hành vi tham nhũng.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về PCTN

- Bổ sung tin, bài, tranh, ảnh cổ động, khẩu hiệu có chủ đề PCTN và xây dựng đạo đức liêm chính đưa lên website của Sở.

- Công khai số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, đường dây nóng (1022) để tiếp nhận, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, tố cáo của người dân, doanh nghiệp, nhất là hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà.

- Duy trì tủ sách pháp luật tập trung về pháp luật phòng chống tham nhũng và đạo đức liêm chính trong cơ quan, đơn vị;

- Bổ sung tài liệu điện tử có nội dung về pháp luật, PCTN phục vụ người đọc mọi lúc mọi nơi qua môi trường Internet thông qua website của Sở.

- Lồng ghép tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong hoạt động chuyên môn; phát động phong trào hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam. Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN như: Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN; Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị gắn liền với các nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… cho công chức viên chức và người lao động và nhân dân thông qua: cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt cơ quan….

2. Thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng

a) Công khai, minh bạch tại cơ quan, đơn vị

- Các phòng chức năng và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở  thực hiện công khai minh bạch các hoạt động của cơ quan đơn vị theo quy định của Luật PCTN và các văn bản quy định khác có liên quan. Đồng thời người đứng đầu có trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở, kiểm tra nội bộ và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định.

- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, công khai các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở trên Trang thông tin điên tử của Sở và tại Trung tâm hành chính công của tỉnh; công khai lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân trên Trang thông tin điên tử để công dân và tổ chức biết.

- Tổ chức thực hiện kê khai và kiểm soát tài sản thu nhập theo Chỉ thị số 33-CT/TW 3/01/2014 của Bộ Chính trị về sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; các quy định của Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

b) Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn

Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở xây dựng và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện niêm yết công khai. Công khai việc phân bổ ngân sách về mua sắm tài sản, trang thiết bị, tiêu chuẩn định mức sử dụng điện thoại; quy định thanh toán công tác phí, việc sử dụng mua sắm vật tư, văn phòng phẩm, thu nhập tăng thêm, định mức hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước, nhiên liệu xăng xe ô tô, chi thăm hỏi, ốm đau, …

 Thường xuyên nghiên cứu, rà soát các quy định không còn phù hợp để kiến nghị cấp có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với cơ quan, đơn vị mình theo nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn.

c) Thực hiện Quy tắc ứng xử nghề nghiệp

Tiếp tục thực hiện tốt Quyết định 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Văn hóa công Sở; Quyết định 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/2/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức  trong bộ máy chính quyền địa phương; các quy định về về những việc cán bộ công chức không được làm.

d) Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức

 Tiếp tục thực hiện tốt việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Luật PCTN năm 2018 và Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng,chống tham nhũng; Chỉ thị số 28/CT-UBND ngày 19/11/2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc đẩy mạnh thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

e) Cải cách hành chính

- Thực hiện tốt Đề án vị trí việc làm đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động công vụ, nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.

- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước và trong điều hành quản lý công việc nội bộ của Sở.

 - Tiếp tục công khai đường dây nóng, hộp thư điện tử và thực hiện tiếp nhận, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, tố cáo của người dân, doanh nghiệp và công khai kết quả xử lý. Nếu có lỗi phải công khai xin lỗi người dân và doanh nghiệp, đồng thời khắc phục hậu quả và xử lý vi phạm theo đúng quy định.

g) Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng

- Thủ trưởng các phòng chức năng và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có trách nhiệm thường xuyên theo dõi và tự kiểm tra nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các dấu hiệu tham nhũng và hành vi vi phạm tham nhũng trong cơ quan, đơn vị mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý; nghiêm túc xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng tiêu cực trong cơ quan, đơn vị  do mình phụ trách theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN.

- Người đứng đầu đơn vị phải gương mẫu, quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN; chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng.

- Hàng năm, việc bình xét thi đua, khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phải được đánh giá cả tiêu chí hiệu quả công tác PCTN trong tổ chức, đơn vị. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu thực hiện nghiêm quy định của Ðảng và Nhà nuớc về PCTN.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

- Các phòng chức năng đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có kế hoạch tự kiểm tra đôn đốc việc thực thi nhiệm vụ của công chức viên chức do mình quản lý nhằm ngăn ngừa và kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng.

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện tố cáo đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.  

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ chung

 Trên cơ sở Kế hoạch này, các phòng chức năng và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở có trách nhiệm tổ chức thực hiện có hiệu quả. Hàng quý có báo cáo về tình hình thực hiện công tác PCTN gửi về Thanh tra Sở để tổng hợp báo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

2. Một số nhiệm vụ cụ thể

2.1. Văn phòng Sở

- Tham mưu Lãnh đạo Sở kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức theo quy định tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN;

- Tiếp tục tham mưu thực hiện tốt công tác cải cách hành chính.

- Bổ sung và duy trì tủ sách pháp luật, tập trung về pháp luật PCTN và đạo đức liêm chính.

- Tiếp tục tham mưu thực hiện tốt công khai, minh bạch các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở; nâng cao hiệu quả Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” “một cửa liên thông”.

- Công khai số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, đường dây nóng (1022) để tiếp nhận, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, tố cáo của người dân, doanh nghiệp, nhất là hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà.

2.2. Thanh tra Sở

- Tham mưu Ban Giám đốc ban hành Kế hoạch và thực hiện Kế hoạch số 6393/KH-UBND ngày 10/12/2021 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh về Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022.

- Hướng dẫn, rà soát quá trình thực hiện kê khai tài sản, thu nhập; việc tặng quà và nộp lại quà tặng theo quy định tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN; Nghị định 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Hướng dẫn nội dung nhằm phục vụ hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN của các đơn vị trực thuộc Sở có liên quan.

- Cung cấp nội dung cho mục PCTN cho website của Sở.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng, năm và các loại báo cáo đột xuất về công tác PCTN theo quy định về UBND tỉnh (qua Thanh tra Tỉnh).

2.3. Tổ chức Công đoàn

Ban Thanh tra nhân dân phát huy vai trò trách nhiệm kiểm tra, giám sát góp phần PCTN lãng phí; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện công tác PCTN năm 2022 của Sở Thông tin và Truyền thông, đề nghị các phòng chức năng, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở nghiêm túc thực hiện./.

Ngọc Tần - Thanh tra Sở
Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024
  • Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024
1 

Danh sách tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí

image advertisement







Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0